Hướng dẫn chung về bánh xe & xe đẩy

Hướng dẫn chung về bánh xe & xe đẩy

Ngày đăng: 21/09/2023 08:34 AM

    A. Chi tiết khi mua và lắp ráp
    1. Hướng dẫn khi mua.
    Khi chọn mua bánh xe đẩy hàng nên chọn bánh xe sao cho phù hợp với công việc.
    - Đường kính bánh xe nhỏ, dùng cho công việc di chuyển quãng đường ngắn.

    - Đường kính bánh xe to, dùng cho di chuyển quãng đường dài
    Bạn cần mua bánh xe đẩy hàng để lắp vào xe đẩy hàng trong nhà máy, kho hàng, bệnh viện, xưởng sản xuất, in ấn, bao bì hoặc chân giá kệ để di chuyển ?
    a. Trước tiên phải xem xét vật liệu chở có thông số kích thước là bao nhiêu? Trọng lượng chở trên xe? Môi trường? Đường xá?...vv
      Để tính tải trọng trên một bánh xe và nhân lên sao cho phù hợp với sức nâng của xe
    Ta sử dụng công thức:

    A =  (C+D)/E
    B: Trọng lượng tối thiểu của mỗi bánh đơn.
    C: Trọng lượng của hệ thống sàn khung lắp với bánh xe .
    D: Trọng lượng của hàng .
    E: Hệ số sử dụng căn cứ trên số bánh xe đã lắp.

    Về căn bản xe đẩy tay 4 bánh thì trọng lượng hàng hóa xếp lên xe sẽ đều lên 4 bánh.
    Thực tế khi  xếp 200kg lên xe thì mỗi bánh xe chịu tải trọng 200kg, thực tế không phải như vậy, một số  vấn đề sau.
    - Thứ nhất: Hàng hóa xếp không cân đều trên sàn xe.
    - Thứ hai: Bánh xe không tiếp xúc đều với nền sàn nhà. Xe đẩy thực tế thường chỉ có 3 bánh xe chịu lực là chính (theo định lý 3 điểm tạo thành một mặt phẳng) ví dụ như khi ta kê giá kệ, giường tủ hay bị cập kênh phải kê lót cho chân thứ tư.
    - Thứ ba: Xe đang vận hành vấp phải vật cản thì bánh xe đó sẽ chịu thêm xung lực, nếu quá lớn có thể gây hư hỏng cho bánh xe

    Vậy ta nên:
    - Đối chiếu với bảng thống kê tải trọng bánh xe để lựa chọn
    - Tính toán kích thước sàn xe phù hợp với kích cỡ hàng chở.

    b. Môi trường dùng bánh xe, nền đường xe đẩy tay di chuyển như thế nào?
    Khi dùng vận chuyển hàng nên kiểm tra tải trọng cụ thể sao cho phù hợp, trong điều kiện môi trường làm việc bình thường hoặc môi trường có dầu mỡ, hóa chất, a xít, nhiệt độ.
    - Đối với môi trường bình thường, hay dùng bánh xe chất liệu cao su, cao su có ưu điểm có độ đàn hồi lớn khi di chuyển êm với mặt sàn và hạn chế gây tiếng ồn, nhưng lại có nhược điểm là chịu tải không lớn. Để bảo vệ mặt nền, sàn nhà, chất liệu bánh xe nên dùng lốp cao su.
    - Đối với môi trường có đầu mỡ, hóa chất, a xít, hay dùng bánh xe chất liệu nhựa PU (Poly urethane). PU có ưu điểm chịu tải nặng rất tốt, khả năng chịu mài mòn cao nhưng lại có nhược điểm khi di chuyển không được êm, độ đàn hồi kém hơn cao su.
    - Đối với môi trường nhiệt độ cao, hay dùng bánh xe Phenolic, bánh sắt, hai dạng này có ưu điểm chịu nhiệt cực tốt, khả năng chịu mài mòn rất cao nhưng lại có nhược điểm khi di chuyển có độ ồn lớn, bánh xe bằng sắt không có khả năng bảo vệ mặt sàn nhưng bánh xe loại này thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp đặc thù.
    * Bánh xe cứng (Nylon, PA, PP) di chuyển tốt nhất trên mặt sàn công nghiệp nhẵn hoặc trên mặt nền đất cứng.
    * Bánh xe mềm (như cao su, lốp hơi, PU) dùng tốt nhất trên mặt nền cứng hoặc mặt nền không bằng phẳng, có gờ mấp mô, hố, rãnh.
    - Tải trọng chở của xe nên chon loại đường kính và tải trọng sao cho phù hợp tránh lãng phí và có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên phòng các tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng vượt chướng ngại vật hoặc ổ gà tránh vỡ do tải trọng chở nặng.
    - Nên sử dụng bánh xe cùng đường kính và kích thước lỗ bắt bu lông cho cùng một sàn xe đẩy. Trường hợp sử dụng 2 đường kính và kích thước lỗ khác nhau sẽ rất khó khăn cho công tác tháo lắp và di chuyển.

    2. Hướng dẫn cách lắp bánh xe
    - Lắp chân đế cân bằng với nhau sao cho khi đặt xe đẩy trên một mặt sàn phẳng, 4 bánh xe phải cùng chạm mặt sàn.
    - Dưới đây là một số cách lắp đặt kết hợp giữa bánh xe quay và cố định.

    a. Xe sàn ba bánh: Thường dùng để chuyên chở các thùng rượu hoặc máy móc cỡ nhỏ. Cách kết hợp này cho khả năng di chuyển linh hoạt và xoay chuyển dễ dàng.
    b. Bốn bánh cố định: Cách kết hợp đơn giản và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên chỉ nên dùng khi trọng tải cả xe và hàng là không đáng kể, đường đi thẳng và không có dốc.
    c. Bốn bánh quay: Dùng trong trường hợp bạn thường xuyên phải xoay chuyển đều cả 4 hướng. Nếu xe đẩy phải sử dụng ở khu vực dốc bạn nên sử dụng loại bánh xe quay có phanh. Có thể nói đây là cách kết hợp đơn giản nhất nhưng cũng linh hoạt nhất.
    2 bánh quay, 2 bánh cố định
    Thoi quay
    4 bánh quay, 2 bánh cố định
    2 bánh quay, 2 bánh cố định
    Cố định và quay chéo
    4 bánh quay, 2 bánh cố định
    d. Hai bánh quay, hai bánh cố định: Một phương pháp kết hợp rất có tính kinh tế và hiệu quả.
    e. Cố định và quyay chéo: Kiểu kết hợp theo hình thoi sẽ giúp xe đẩy di chuyển linh hoạt hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng xe đẩy tay này ở những khu vực dốc.
    g. Bốn bánh quay, hai bánh cố định: Dùng cho xe đẩy dài và chở nặng. 2 bánh xe đẩy hàng cố định nằm giữa giúp chia sẻ tải trọng vừa mang tính kinh tế vừa không làm giảm sự linh hoạt của xe đẩy.

    * Lưu ý:
    - Khi khoan lỗ trên mặt sàn xe đẩy không lên để khoảng cách sát mép ngoài hoặc khoảng cách giữa các bánh gần nhau quá làm ảnh hưởng đến vấn đề di chuyển hoặc 2 bánh xoay chạm vào nhau.
    - Nên lắp 2 bánh xe cố đính song song với nhau và lắp phía sau ( phía tay đẩy), 2 bánh xe xoay lên lắp phía trước để khi di chuyển và xoay quanh, đẩy được dễ dàng.
    - Nên sử dụng đúng loại bulong và ê cu phù hợp với chân đế bắt chặt bánh xe với hệ thống xe đẩy trước khi sử dụng.
    - Không lên hàn trực tiếp chân đế bánh xe với mặt sàn xe vì làm ảnh hưởng đến kết cấu của xe, ảnh hưởng đến bánh xe và rất khó khi thay thế bánh khác.
    B. Hướng dẫn sử dụng bánh xe và xe đẩy
    1. Tốc độ di chuyển: Trong điều kiện nhiệt độ bình thường và điều kiện mặt sàn bằng phẳng, bạn đẩy xe tăng tốc từ từ và tốc độ bạn đẩy xe tối đa không vượt quá tốc độ đi bộ của người (6-8 km/h). Đồng thời bạn tránh các lực tác động đột ngột tới chuyển động của xe như: va chạm với chướng ngại vật trên đường, rung lắc do đường xấu, vv.... Ngoài ra bạn không nên để bánh xe, xe đẩy phải hoạt động liên tục trong thời gian dài do ma sát trong quá trình vận hành sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối, đẩy nhanh quá trình mài mòn.
    Thông thường, bánh xe có đường kính dưới 75mm - tốc độ di chuyển lý tưởng là 2km/h. Bánh xe đường kính dưới 100mm, tốc độ dưới 4km/h
    2. Vệ sinh và bảo dưỡng: Thực hiện vệ sinh, loại trừ các vật lạ cuốn theo lốp và trục bánh xe, bảo dưỡng và tra dầu bôi trơn định kỳ
    3. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn: Bạn cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về an toàn sử dụng dưới đây:

       - Không chất quá tải trọng ghi trên Catalog và hướng dẫn sử dụngg.

       - Không móc nối hệ thống xe đẩy với xe kéo, xe điện. Vận tốc và khả năng gia tốc của các loại xe này không phù hợp với tốc độ di chuyển cho phép của hệ thống xe đẩy.

       - Xếp hàng dàn đều căn cứ theo trọng tâm của xe đẩy. Không nên xếp hàng thiên về một bên, sẽ khó đẩy và dễ gây lật xe.

       - Sử dụng hệ thống xe đẩy đúng mục đích. Không leo trèo, đùa nghịch trên xe.

       -  Khi vận hành xe đẩy có lắp bánh xe cố định, bạn tránh tác động lực ngang vào bánh xe loại này. Nếu lực tác động mạnh hoặc lâu dài sẽ khiến bánh xe bị vặn, xoắn gây lệch trục làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.

       - Kiểm tra bánh xe có ở trạng thái phanh hay không trước khi đẩy.

       - Không đẩy xe trên cầu thang, bánh xe rất dễ bị hư hỏng do các lực tác động không tự nhiên: rung chấn, lực quán tính khi xe "rơi" từ bậc trên xuống bậc dưới.

       - Thiết kế của phanh chỉ cần lực tác động bình thường của chân người sử dụng, tuyệt đối không dùng vật nặng gõ, đập vào phanh có thể gây trật gá lắp phanh.

      - Nếu mặt đường nơi vận hành không bằng phẳng, nhiều gờ mấu thì sẽ gây hại rất nặng cho bánh xe. Phần lốp bên ngoài bị trầy xước nặng, xe đẩy vận hành xóc và nặng nề.

       -  Nhấn phanh khi dừng, đỗ xe đẩy ở những nơi có địa thế dốc.

       - Chú ý ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới hoạt động bình thường của bánh xe, xe đẩy.

    0